Hiện tượng nóng máy là một trong những “căn bệnh” thường gặp, đây có thể coi là một trong những “căn bệnh” nhanh làm hỏng động cơ cho xe ô tô. Nếu trong trường hợp đơn giản thì chủ xe có thể tự mình khắc phục nhưng nếu trong những trường hợp phức tạp hơn thì cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân để có những biện pháp kịp thời để tránh những hậy quả không đáng có. Nhìn chung, có khá nhiều nguyên nhân khiến cho động cơ ô tô bị nóng lên, nhưng chúng ta cùng xét một số nguyên nhân hay gặp nhất nhé.
Các thông số được điều chỉnh không đúng kỹ thuật:
Đối với động cơ xăng, khi công suất của động cơ bị ảnh hưởng bởi trong quá trình đánh lửa và tỷ lệ hỗn hợp khí. Tỷ lệ xăng – không khí được điều chỉnh bởi các hệ thống nhiên liệu. Theo các chuyên gia khuyến cáo thì để đốt cháy 01gr xăng thì cần phải 15gr không khí. Như vậy, tỷ lệ xăng – không khí lúc này là 1/15. Trong trường hợp, tỷ lệ này là 1/13 nghĩa là lượng xăng khá đậm và còn tỷ lệ 1/17 thì lượng xăng sẽ còn khá ít. Nhằm để động cơ được hoạt động tối ưu thì thời điểm đánh lửa và tỷ lệ hỗn hợp khí phải đảm bảo chính xác yêu cầu kỹ thuật của nhà sản xuất. Đặc biệt đối với dòng xe phun xăng điện từ EFI thì tỷ lệ xăng – không khí luôn được điều chỉnh theo tỷ lệ tối ưu theo từng điều kiện vận hành.
Khi xe sử dụng bộ chế hòa khí thì việc điều chỉnh thời điểm đánh lửa và tỷ lệ hỗn hợp khí không đúng yêu cầu kỹ thuật với các chế độ hoạt động như không tải hoặc tăng tốc,.. khiến cho hỗn hợp quá đậm hoặc quá nhạt gây tổn hao công suất động cơ và dẫn đến hiện tượng nóng máy.
Nếu xe sử dụng hệ thống phun xăng điện tử thì hiện tượng nóng máy có thể xuất phát từ nguyên nhân tắc vòi phun, hỏng bộ điều áp và bộ cảm biến hay các đầu nối ống xăng bị hở khiến lượng xăng phun ra không đúng yêu cầu với lưu lượng cũng như áp suất phun. Đối với động cơ Diesel xảy ra hiện tượng nóng máy, khói đen là do việc điều chỉnh bơm cao áp không đúng về thời điểm phun cũng như lưu lượng phun.
Nguyên nhân vận hành và sử dụng:
Khi hệ thống bôi trơn không được chăm sóc thường xuyên, việc thiếu dầu nhớt bôi trơn hay dầu bôi trơn đều bị lão hóa, dùng sai loại dầu bôi trơn cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho động cơ bị nóng.
Đối với những xe chở quá tải khi lên dốc cũng khiến cho hệ thống làm mát bị nóng lên. Lúc này, bạn cần phải cho dừng xe nhưng không tắt máy hãy để cho xe chạy ralangti khoảng 10 phút rồi mới tắt máy. Do vậy, khuyến cáo không nên cho xe chạy quá tải bởi sẽ làm cho hệ thống làm mát nhanh hỏng mà còn tác động xấu đến các hệ thống, chi tiết khác.
Khi hệ thống làm mát bị hỏng:
Hệ thống làm mát được thiết kế để thực hiện truyền nhiệt nhanh từ khí cháy đến môi trường làm mát để đảm bảo cho các chi tiết luôn làm việc trong điều kiện ở nhiệt độ tối ưu. Đối với trường hợp, hệ thống làm mát hỏng mà không được khắc phục kịp thời sẽ gây ra những nguy cơ chi tiết quan trọng của động cơ bị phá hỏng.
Những hư hỏng thường gặp đối với hệ thống làm mát ô tô:
– Khi két nước bị bẩn hoặc bị tắc: Két nước làm mát gồm nhiều ống dẫn nước dẹt và được bố trí thành nhiều hàng so le nhau trong các lá tản nhiệt. Do vậy, nếu không được vệ sinh thường xuyên thì két nước làm mát sẽ bị tắc dẫn đến việc tản nhiệt bị hạn chế.
– Quạt gió động cơ bị hỏng: Quạt gió có nhiệm vụ giúp tăng tốc độ lưu thông của không khí đi qua két tản nhiệt nhằm giúp tăng hiệu quả làm mát cho động cơ trên xe ô tô. Trong trường hợp quạt gió động cơ bị hỏng sẽ làm cho hiệu quả công tác làm mát sẽ giảm, gây ra hiện tượng nước sôi dẫn đến nóng máy.
– Khi bơm nước không hiệu quả: Bơm nước trong hệ thống làm mát nhằm cung cấp nước cho hệ thống làm mát với áp suất và lưu lượng nhất định. Do vậy, bơm nước trong hệ thống không hoạt động hiệu quả thì lưu lượng và áp suất nước trong hệ thống làm mát không đảm bảo và gây ra hiện tượng nóng máy.
– Van hằng nhiệt bị kẹt: Van hằng nhiệt có nhiệm vụ rút ngắn thời gian chạy ấm máy giúp động cơ đỡ hao mòn. Đồng thời, van hằng nhiệt đảm nhận trách nhiệm điều chỉnh lượng nước đi qua két làm mát theo nhiệt độ nước làm mát. Trong thời gian đầu khi động cơ mới khơi động, nhiệt độ nước làm mát chưa tăng cao thì khi đó van hằng nhiệt sẽ đóng đường nước làm mát đi vào két nước để đảm bảo nước làm mát tuần hòa không qua két. Sau một thời gian hoạt động thì nhiệt độ nước tăng lên khoảng 60 độ và khi đó van hằng nhiệt sẽ bắt đầu mở dần đến một phần nước làm mát qua két. Do vậy, nếu van hằng nhiệt bị kẹt, không mở được đường nước qua két làm mát sẽ khiến cho nhiệt độ động cơ không tản được gây cho các động cơ hoạt động không ổn định.
– Gioăng quy lát hỏng: Ở trường hợp này, gioăng quy lát hỏng sẽ khiến cho nước của hệ thống làm mát sôi lên làm cho máy nóng, dầu, khí sẽ lọt vào hệ thống. Đồng thời, dấu hiệu này dễ dàng quan sát bởi hiện tượng trong nước có dầu và sủi bọt. Như vậy, nếu gặp phải lái xe cần nhanh chóng ngừng nổ máy và cố gắng đưa xe tới gara để kiểm tra và sửa chữa kịp thời.
Như vậy, để đảm bảo cho xe ô tô hoạt động ổn định và liên tục thì phải đảm bảo thường xuyên chăm sóc và bảo dưỡng hệ thống làm mát cho xe. Đồng thời, khi kiểm tra két nước theo định kỳ, nếu trong trường hợp xảy ra và phát hiện hiện tượng rò rỉ thì phải giữ cho két nước luôn sạch.Đồng thời, cần phải thường xuyên cọ rửa các két nước để tránh két nước bị ăn mòn và đảm bảo khả năng giải nhiệt được tốt nhất.
Ngoài ra, kiểm tra đường ống dẫn nước và thay nước làm mát thường xuyên sẽ đảm bảo cho hệ thống làm mát luôn được hoạt động ổn định và ngăn ngừa những hư hỏng, hao mòn xảy ra đối với động cơ.
Nến thơm khử mùi thuốc lá nhanh, hiệu quả nhất
Th8
Sáp thơm ô tô loại nào tốt nhất mà bạn không thể bỏ qua
Th8
Có nên xông tinh dầu trong phòng ngủ hàng ngày không?
Th8
Areon lọt top 10 nước hoa xe hơi chất lượng nhất thế giới
Th8
Hướng dẫn A-Z cách đốt nến thơm trong phòng máy lạnh
Th8
Các hãng nến thơm nổi tiếng thế giới bạn không thể bỏ qua
Th8
Nước hoa xe hơi nhập khẩu Bulgaria, chất lượng châu Âu
Th8
Nên dùng nến thơm hay tinh dầu để có lợi nhất cho không gian?
Th8