Kinh nghiệm lái xe ban đêm, bác tài nào cũng nên biết

4/5 - (5 bình chọn)

Để đảm bảo lái xe an toàn khi trời tối không phải điều đơn giản. Ngay cả với các bác tàu có nhiều kinh nghiệm, việc lái xe vào ban đêm cũng luôn là vấn đề phức tạp. Một số kinh nghiệm được đúc rút có thể hữu ích trong trường hợp phải tham gia giao thông vào ban đêm mời các bạn tham khảo nhé.

Kiểm tra sự vận hành của xe trước khi xuất phát

Thật tai hại nếu xe bị hỏng hóc giữa một con đường khuya vắng, không thể gọi được cứu hộ. Hay đơn giản, hệ thống đèn, còi vô tình bị chuột cắn mà đi ban ngày bình thường không để ý, cũng là rắc rối lớn khi lái xe vào ban đêm.

Do vậy, để mọi thứ suôn sẻ ngay trên lộ trình, thì chúng ta cần bắt đầu bằng việc kiểm tra hoạt động của xe trước khi khởi hành.

Giữ kính xe luôn sạch sẽ

Trước khi khởi hành vào trời tối, các bạn phải chắc chắn rằng kính của xe, cả bên ngoài và bên trong luôn được giữ sạch sẽ. Kính bẩn sẽ làm hạn chế tầm nhìn, gây nguy hiểm khi tham gia giao thông, đặc biệt là khi có đèn pha từ các phương tiện ngược chiều.

làm sạch gương ô tô khi đi đêm

Khi lau chùi kính, các bạn nên sử dụng nước rửa kính chuyên dụng thay vì chỉ dùng nước thường để đạt hiệu quả tốt nhất.

Điều chỉnh độ sáng bảng đồng hồ, màn hình điều khiển

Khi đi xe vào ban đêm, bạn nên điều chỉnh độ sáng của các màn hình trong xe về mức thích hợp, vừa dễ dàng để có thể đọc các chỉ số nhưng cũng không nên quá sáng gây khó chịu, mất tập trung cho người lái.

Điểu chỉnh góc chiếu gương chiếu hậu trong xe

Bạn nên chỉnh góc chiếu của gương chiếu hậu trong xe của mình vào vị trí đi đêm (có hiển thị sẵn trên gương) để tránh trường hợp sẽ đi đằng sau chiếu vào, ánh sáng phản lại gây chói mắt.

Nếu như có thể điều chỉnh góc chiếu của đèn pha thì hoàn toàn không thừa khi chỉnh lại vị trí hoàn toàn không thừa khi chỉnh lại vị trí pha phù hợp với tải trọng của xe. Phần đuôi xe càng nặng (nhiều người ngồi ghế sau hay nhiều hành lý) thì mũi xe càng ngóc lên cao và do vậy góc chiếu của pha càng phải nhỏ để tránh làm loá mắt tài xế các xe chạy ngược chiều.

Điều chỉnh đèn pha khi lái

Khi đi đêm, việc bắt buộc đó là bạn phải bật đèn pha khi lái xe, dù bạn có đi giữa đại lộ đèn đường sáng trưng đi nữa. Tuy nhiên trong việc giương/cụp pha (sử dụng pha xa hay pha gần) các bạn cũng đặc biệt cần lưu ý khi đi đường để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người cùng lưu thông.

bật đèn pha ban đêm
Bật đèn pha khi có xe ngược chiểu hoặc cần vượt sẽ gây nguy hiểm

Sử dụng pha xa sẽ giúp bạn có tầm nhìn tốt hơn, quan sát mọi thứ tốt hơn nhưng bạn bật chế độ này khi đi trên đường vắng và không có sẽ cùng hay ngược chiều phía trước.

Trái lại, khi có xe ngược chiều phía trước, hay khi có ý định vượt xe trước mặt, bạn bắt buộc phải cụp pha, sử dụng đèn ở chế độ pha gần để tránh họ bị ánh sáng từ đèn xe của bạn bị chói không thể nhìn thấy đường dễ gây tai nạn. Nếu phát hiện người đi đối diện sử dụng pha xa hoặc có ý định vượt xe trước mặt bạn nên nháy pha từ xa để báo hiệu.

Nói chung, dù xe chạy ngược chiều bật pha gần hay pha xa thì sau khi chạy ngang qua, trong một khoảng khắc nào đó tầm nhìn sẽ gần như bị mất. Chính vì vậy, khi chạy đến gần tốt nhất nên chạy sát bên phải đường nhìn vào mắt của phía bên phải – giúp nhanh chóng khôi phục sự quan sát cho mắt. Chú ý quan sát nếu có các phương tiện hai bánh cùng lưu thông.

Trong trường hợp càn thiết, bạn có thể bật đèn sương mù để có thể quan sát tốt hơn hai bên vệ đường khi di chuyển. Đèn tai nạn chỉ bật khi có sự cố.

Làm chủ tốc độ

Đi đêm phải hết sức kiềm chế tránh phóng nhanh. Kinh nghịêm là lúc nào/chỗ nào không nhìn rõ đường, nhất là khi do đèn pha của xe ngược chiều, thì mình phải giảm tốc độ sao cho nếu cần dừng xe là có thể dừng được ngay. Chính những lúc tranh tối tranh sáng rất nguy hiểm vì có thể mình không nhìn thấy hết người/vật chung quanh, nếu đi ở tốc độ cao sẽ khó xử lý kịp khi có tình huống bất ngờ. Chân cũng phải chủ động ở chân phanh để phòng trường hợp bất ngờ.