Xe ô tô bị hụt hơi hay hụt ga khi tăng tốc hoặc leo dốc là một hiện tượng không quá phổ biến nhưng gây không ít phiền toái cho lái xe khi gặp phải. Bài viết này sẽ giúp các bạn tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng đó nhé.
Về cơ bản khi xe ô tô bị mất tốc độ khi lên ga, hoặc là xe bạn không được tiếp nhiên liệu đầy đủ, hoặc là xe không tạo ra lực đầy đủ mạnh.
Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là:
– Các vấn đề về kỹ thuật như: Áp suất thấp, Lọc nhiên liệu bị tắc, Lọc gió bị bẩn, Ống xả bị nghẽn
– Những trục trặc về cảm biến như: Cảm biến vị trí trục cam (camshaft position sensor), Cảm biến MAF, Cảm biến Oxygen, Cảm biến trục cơ (Crankshaft Sensor) và các các biến liên quan tới hệ thống EFI.
– Các lỗi về bộ truyền động như: Kim phun hỏng, ống dẫn nguyên liệu hỏng hay bộ phận đánh lửa không hoạt động tốt.
Tuy nhiên cũng có nhiều nguyên nhân khác nhau phụ thuộc vào việc xe của bạn chạy bằng diesel hay là xăng.
1. Áp suất thấp (Động cơ Diesel và Xặng)
2. Tắc nghẽn bộ phận lọc nhiên liệu (Động cơ Diesel và Xăng)
Bộ phận lọc nhiên liệu được đặt ở giữa kim phun và ống dẫn nhiên liệu. Nhiệm vụ của lọc nhiên liệu là để sàng lọc các chất bẩn có thể có trong nhiên liệu trước khi được đưa vào đốt cháy trong động cơ. Nếu cái lọc nhiên liệu quả bạn quá bẩn, hoặc bị hỏng, bị tắc nghẽn thì động cơ xe sẽ không được tiếp đủ nhiên liệu sạch dẫn đén tình trạng hụt hơi khi ga. Trong trường hợp lọc nhiên liệu bị rách, để lọt các chất bẩn vào động cơ, xe của bạn có khả năng bị hỏng hóc nghiêm trọng hơn.
3. Lọc gió có vấn đề (Động cơ Diesel và Xăng)
Buồng đốt nhiên liệu của động cơ chịu trách nhiệm cho việc kết hợp nhiên liệu và không khí với nhau để tạo thành lực đẩy cần thiệt để chạy xe. Trước khi không khí vào trong buồng đốt, nó phải đi qua một bộ phận lọc gió, cái mà sẽ sàng lọc, loại bỏ các loại rác, bụi bẩn bên ngoài. Nếu các chất bẩn này đi vào động cơ, xe sẽ có nguy cơ bị hỏng ngay lập tức. Tuy nhiên, lọc gió thường sẽ tích lũy ngày càng nhiều các nhiều bụi, khói bẩn ở bên ngoài trong quá trình lưu thông xe. Và một khi một phần lọc gió bị bụi bẩn bám vào làm nghẽn lại sẽ hạn chế lượng không khí đi vào buồng đốt, khiến xe không có được sức mạnh cần thiết để di chuyển trơn tru, gây ra hiện tượng hụt hơi khi ga.
4. Ống xả bị tắc (Động cơ Diesel và Xăng)
Thường có hai bộ phận lọc ở ống xả ô tô là bộ lọc ồn và bộ lọc kiểm soát khí thải (Catalyst Converter). Nhiệm vụ của thiết bị kiểm soát khí thải là để cắt giảm các chất, khí thải gây ô nhiễm trước khi chúng được thải ra môi trường. Nếu ống xả hoặc bất kỳ bộ phận lọc nào của nó bị tắc nghẽn, nó cũng sẽ làm yếu đi khả năng hoạt động của động cơ, làm xe chạy chậm lại dù bạn có cố gắng tăng tốc.
5. Trục trặc bộ cảm biến trục cam.
Bộ cảm biến trục cam chịu trách nhiệm cho việc thu thập thông tin về tốc độ trục cam của phương tiện và sau đó gửi chúng tới mô đun điều khiển điện tử. Dựa trên những thông tin thu được, mô đun điều khiển sẽ điều tiết hoạt động của hoạt động phun và đốt nhiên liệu. Tuy nhiên nếu có vấn đề với bộ cảm ứng trục cam, khiến nó không thể gửi thông tin tới mô đun điều khiển, hoạt động của động cơ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và không đúng như chúng ta mong muốn.
6. Lỗi cảm biến lưu lượng không khí (MAF Sensor Malfunction – Động cơ đốt xăng)
Nhiệm vụ chính của cảm biến lưu lượng không khí là đo lường lượng không khí đi vào động cơ và sau đó báo cáo tới Mô đun điều khiển hệ thống truyền lực, để từ đó tính toán lượng tải đang được đặt lên động cơ. Nếu có vấn đề với các cảm biến này, hoạt động của động cơ cũng bị ảnh hưởng.
7. Lỗi cảm biến Oxygen (Động cơ Diesel & Xăng)
Bộ cảm biến oxy (Oxygen Sensor) có nhiệm vụ đo lường lượng khí gas thoát ra khỏi động cơ. Bộ cảm ứng điện tử sau đó dùng các thông tin này để tính toán tỉ lệ không khí – nhiên liệu tồn tại trong động cơ của phương tiện, điều tiết hoạt động phun- đốt nhiên liệu và kiểm soát việc xả thải. Nếu có vấn đề xảy đến với cảm biến oxy, chúng có thể khiến động cơ khởi động một cách khó khăn, và đồng thời có tác động tiêu cực tới môi trường do không mô đun điện tử không kiểm soát tốt hoạt động điều tiết xả thải.
8. Hỏng kim phun (Động cơ Diesel &Xăng)
Kim phun nhiên liệu là một trong những bộ phận quan trọng để đảm bảo động cơ ô tô có thể hoạt động tốt. Nếu kim phun nhiên liệu bị hỏng hoặc gặp trục trặc, động cơ sẽ không thể sản sinh đủ lực để xe có thể nhanh được.
9. Ống dẫn nhiên liệu gặp vấn đề hoặc yếu
Ống dẫn nhiên liệu có nhiệm vụ đưa nhiên liệu từ bình chứa của xe tới động cơ của xe. Để xe có thể hoạt động tốt, đạt công suất tối đa, ống dẫn nhiên liệu phải đảm bảo việc dẫn đủ nhiên liệu, chịu và có áp lực đẩy hợp lý.
Nếu ống dẫn nhiên liệu gặp vấn đề thì quá trình tăng tốc của xe cũng không được đảm bảo.
***
Trên đây là những nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến tình trạng xe ô tô bị hụt hơi khi tăng tốc. Để khắc phục, các bạn nên kiểm tra trước các bộ phận dễ tháo lắp như lọc gió, ống xả. Nếu nguyên nhân đến từ các bộ phận đó, các bạn có thể làm vệ sinh hoặc mua đồ về tự thay. Trong trường hợp không tự thay được hoặc nguyên nhân có thể xuất phát từ các bộ phận khác, các bạn không nên tăng tốc ga quá nhanh, quá đột ngột và đưa xe đến các cơ sở sửa chữa để họ kiểm tra, vệ sinh hoặc sửa chữa.
Nước hoa để trong ô tô có an toàn không?
Th11
Nước hoa xe hơi xịn – Kinh nghiệm lựa chọn chuẩn nhất
Th10
Tinh dầu khuếch tán thơm phòng cho không gian sống tinh tế
Th10
Tinh dầu thơm ô tô thơm xe dài lâu chính hãng Areon
Th10
Nước hoa ô tô xe hơi cao cấp thơm xe nhất định bạn phải sở hữu
Th10
Shop nến thơm Hà Nội nhất định bạn phải ghé đến một lần
Th10
Thương hiệu tinh dầu cho shop thời trang được ưa chuộng nhất
Th9
Nến thơm khử mùi thuốc lá nhanh, hiệu quả nhất
Th8