Say xe là hiện tượng phổ biến và ám ảnh không ít người. Tuy nhiên, không phải không có cách phòng tránh. 7 cách chống say xe dưới đây sẽ giúp bạn loại bỏ vĩnh viễn hiện tượng này nhé.
Say xe có biểu hiện như thế nào?
Say xe không phải là một bệnh lý là phản ứng của cơ thể trong khi ở trong môi trường di chuyển của xe hay tàu. Tùy mức độ say xe và quãng đường di chuyển mà có những biểu hiện khác nhau. Nhẹ sẽ dừng ở cảm giác nôn nao, chóng mặt, đau đầu khó chịu. Nặng sẽ là cảm giác buồn nôn rồi nôn thốc nôn tháo, nôn ra cả “mật xanh, mật vàng”, nôn như muốn cào gan xé ruột. Tệ nhất là khi say xe bạn sẽ không thể ngủ được, mà cứ phải vật lộn với cảm giác khó chịu. Hệ quả tâm lý là nhiều người sợ không dám đi xe hay đi tàu nữa.
Nguyên nhân say xe là gì?
Say tàu, say xe, say máy bay, say thang máy… đều có cùng nguyên nhân giống nhau. Đó là do hiện tượng rung lắc, tiếng ồn khiến cho sự rối loạn về cách thức truyền tín hiệu của các bộ phận tới não bộ. Khi bạn ngồi trên xe, mắt sẽ chuyển tín hiệu về não cho biết rằng cơ thể đang ngồi yên, không dịch chuyển. Trong khi đó, tai với hệ thống tiền đình phụ trách cảm giác cân bằng của cơ thể, tiếp nhận âm thanh từ bên ngoài và chuyển tín hiệu đến não rằng cơ thể đang ở trạng thái di chuyển. Não tiếp nhận cùng lúc các tín hiệu mâu thuẫn như vậy sẽ bị bối rối và không thể có sự điều tiết chuẩn xác, phản ứng lại một cách nhầm lẫn và gây ra hiện tượng nôn ói.
Chống say xe như thế nào?
Có rất nhiều cách thức để bạn có thể hạn chế tình trạng say xe. Và bài này chính xác sẽ cho bạn nhiều hơn 7 cách chống say xe để bạn có thể giải quyết triệt để nỗi lo ám ảnh này.
Lời khuyên trước khi lên xe
Ăn uống nhẹ, không quá no và cũng không để đói bụng khi lên xe
Nếu bạn cho rằng ăn vào khi say xe sẽ bị nôn ra hết, thì bạn cũng nên biết rằng đói bụng sẽ khiến bạn dễ say xe hơn nhiều. Do vậy, bạn nên ăn uống nhẹ nhàng và uống nước đầy đủ khoảng 30 -60 phút trước khi lên xe. Đồ ăn không nên chứa chất cay, nặng mùi hay nhiều chất béo khiến bạn dễ ợ hơi. Cũng không nên ăn quá no và quá sát giờ lên xe vì sẽ khiến bụng cảm thấy ấm ách, khó chịu, cũng làm tăng khả năng say xe.
Uống nước ấm pha gừng hoặc chanh tươi
Trước khi lên xe khoảng 30 phút, bạn có thể pha cho mình một cốc nước ấm, pha vào đó một vài miếng gừng tươi hoặc chanh tươi rồi uống cũng sẽ giúp bạn có cảm giác dễ chịu hơn khi lên xe.
Uống thuốc say xe
Trong trường hợp bạn là người say xe nặng mà những biện pháp bằng thiên nhiên không hiệu quả bạn cần phải sử dụng đến thuốc chống say xe. Bạn nên sử dụng thuốc theo lời khuyên của bác sỹ và uống trước 40 phút khởi hành.
Chuẩn bị các vật dụng dùng để chống say xe khi ngồi trên xe
Để có thể đảm bảo hiện tượng say xe không xảy đến với bạn thì các biện pháp áp dụng trước khi lên xe vẫn là chưa đủ mà cần có những thứ mà bạn cần phải dụng đến trong quá trình xe di chuyể. Những thứ mà bạn nên chuẩn bị bao gồm:
- Chanh hoặc gừng thái lát
- Nước pha gừng hoặc chanh
- Khẩu trang
- Túi nôn
- Vỏ cam, quýt
Mục đích và cách thức sử dụng của các thứ đồ đó sẽ được đề cập đến trong phần dưới đây.
Lời khuyên giúp chống say xe khi ở trên xe
Chọn loại phương tiện di chuyển và vị trí chỗ ngồi
Nếu bạn bạn say xe mà đi đường dài thì nên chọn ô tô cá nhân (Sedan, SUV) hoặc xe ô tô giường nằm cỡ lớn vì chúng thường có bộ giảm sóc, rung lắc tốt. Không nên chọn các loại xe khách loại nhỏ 9 hay 16 chỗ (kể cả xe limousine), vì khối lượng nhẹ cùng thiết kế khung gầm, bộ cảm biến kém nhạy sẽ gây ra tình trạng rung lắc rất nhiều khi di chuyển, dẫn đến bạn dễ bị say xe.
Và nếu ngồi trên xe khách, người say xe nên chọn vị trí ở phần đầu xe và sát cửa chính/ cửa sổ. Phần đầu xe thường ít rung lắc hơn, và hình ảnh bên ngoài thông qua cửa xe sẽ đồng bộ với âm thanh từ tai ghi nhận được, sẽ hạn chế say xe.
Người say xe cũng không nên ngồi gần nhau để tránh hiện tượng phản ứng dây chuyền.
Ngậm gừng, hoặc chanh tươi
Bạn có thể ngậm gừng hoặc chanh tươi trong miệng khi ngồi trên xe. Nếu có nhiều thì bạn có thể dùng một lát gừng hoặc chanh tươi đắp lên rốn. Và khi khát bạn hãy sử dụng nước pha gừng hoặc chanh đã chuẩn bị để uống sẽ giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu.
Đeo khẩu trang
Việc đeo khẩu trang giúp bạn loại bỏ việc tiếp xúc với các mùi hương kích ứng khiến bạn cảm thấy buồn nôn, khó chịu như mùi điều hòa, mùi khói xe, mùi nôn của người khác… Bạn có thể bỏ vào phía trong khẩu trang một miếng vỏ cam quýt trước khi đeo để mùi tinh dầu của các loại hoa quả đó trung hòa mùi bên ngoài và giúp bạn thư giãn hơn.
Tranh thủ ngủ khi cơn say xe còn chưa đến
Việc cố gắng kiềm chế để duy trì sự tỉnh táo sẽ khiến mắt và các cơ quan khác của cơ thể mệt mỏi. Bởi vậy với những người say xe, nếu có thể khi lên xe hãy cố gắng tìm kiếm cách thức để mình đi vào giấc ngủ càng nhanh càng tốt. Khi đó, hình ảnh, âm thanh bên ngoài không còn tác động đến bạn và bạn sẽ thoát khỏi tình trạng say xe. (Ngồi trên xe con hoặc xe giường cũng là vì chúng có cách âm tốt khiến bạn đi vào giấc ngủ nhanh và ít bị đánh thức bởi các cơn rung lắc)
Nhìn ra ngoài và mở cửa sổ, trò chuyện nhiều hơn
Nếu bạn không ngủ được, thì bạn nên đeo tai nghe và mắt nhìn ra cửa sổ. Trường hợp bạn đeo khẩu trang mà vẫn cảm thấy mùi hay gió từ điều hòa làm bạn cảm thấy khó chịu thì bạn nên đề nghị được mở cửa sổ nếu có thể (đa phần các xe khách cao cấp hiện nay, bạn sẽ không mở được cửa sổ, và lời đề nghị cũng nên khéo léo và cân nhắc quan điểm của những hành khách khác nữa)
Trong khi đó, việc trò chuyện trong xe giúp cơ thể và tinh thần bạn cảm thấy thoải mái tránh say xe.
Bấm huyệt & mát xa
Bạn có thể xoa bóp và bấm vào các huyệt nội quan và huyệt hợp cốc trên phần cổ tay để giảm tình trạng say xe đáng kể.
Duy trì không gian xe, thoáng mát, dễ chịu
Nếu bạn là chủ của xe ô tô, kể cả xe khách hay xe cá nhân mà muốn hạn chế tình trạng người khác bị say xe khi ngồi trên xe của mình thì cần chú ý tới không gian xe. Bạn nên dọn dẹp, vệ sinh để làm sao không gian xe của mình luôn thoáng mát, sạch sẽ, không có mùi khó chịu. Nếu có điều kiện bạn có thể sử dụng các sản phẩm như nước hoa ô tô hoặc tinh dầu để khử mùi và làm thơm xe. Qua đó, đem đến bầu không khí dễ chịu, thư giãn giúp người ngôi trên xe cảm thấy thoải mái và giảm nguy cơ say xe.
Giải pháp chống say xe lâu dài
Tất cả các giải pháp trên là cách thức chống say xe tức thời và chỉ có tác dụng trong thời điểm diễn ra chuyến di chuyển đó. Còn để loại bỏ hoàn toàn và thay đổi cách thức phản ứng của cơ thể mỗi khi lên xe dẫn đến tình trạng say xe thì các bạn có thể áp dụng biện pháp sau:
Tập thể dụng thường xuyên
Có rất nhiều to khỏe nhưng vẫn bị say xe bình thường. Vấn đề là bạn bị say xe vì cơ thể bạn không thích ứng được sự thay đổi trạng thái liên tục khi ngồi trên xe ô tô chứ không phụ thuộc vào mức độ to khỏe của bạn. Việc tập thể dục, chắc chắn làm bạn khỏe hơn, đề kháng tốt hơn nhưng quan trọng nhất là với các động tác di chuyển, nhào lộn, vận động… cơ thể bạn sẽ được làm quen với việc chuyển trạng thái liên tục với tốc độ cao hơn, khả năng cân bằng phản ứng của não bộ vì luyện tập mà nhanh hơn.
Đi xe nhiều hơn
Bạn không thể không đi xe mà cầu nguyện một ngày nào đó bạn sẽ hết say xe. Do vậy, để hết say xe một cách vĩnh viễn, bạn phải khiến cho cơ thể thích ứng dần với môi trường xe khi di chuyển. Bạn có thể bắt đầu bằng việc ngồi trên ô tô trong các chuyến đi ngắn và sau đó tăng dần tần suất và khoảng cách một cách từ từ. Đến một ngày, bạn sẽ thấy việc đi xe không còn là khó khăn nữa.
Thực tế, các bạn sinh viên xa nhà là những người áp dụng và chứng minh tính hiệu quả của việc áp dụng phương pháp này nhiều nhất. Nhiều bạn có thể rất dễ say xe khi đi xe khách ban đầu, nhưng sau đó, việc đi học, đi làm bằng xe bus hằng ngày trên các chặng đường ngắn đã khiến họ quen dần và cũng không còn bị say nữa khi di chuyển đường dài.
Nước hoa để trong ô tô có an toàn không?
Th11
Nước hoa xe hơi xịn – Kinh nghiệm lựa chọn chuẩn nhất
Th10
Tinh dầu khuếch tán thơm phòng cho không gian sống tinh tế
Th10
Tinh dầu thơm ô tô thơm xe dài lâu chính hãng Areon
Th10
Nước hoa ô tô xe hơi cao cấp thơm xe nhất định bạn phải sở hữu
Th10
Shop nến thơm Hà Nội nhất định bạn phải ghé đến một lần
Th10
Thương hiệu tinh dầu cho shop thời trang được ưa chuộng nhất
Th9
Nến thơm khử mùi thuốc lá nhanh, hiệu quả nhất
Th8